Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ
(TDVC Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ) – Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp là rất cần thiết và ngày càng được quan tâm. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được thẩm định giá.
Xác định giá trị doanh nghiệp là thông tin vô cùng quan trọng cho chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư trước thực hiện các giao dịch như: mua bán, góp vốn, M&A, vay vốn ngân hàng, đầu tư… công ty đó. Tham gia đàm phán mà không biết chính xác giá trị doanh nghiệp sẽ dẫn chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư vào vị trí bất lợi, có thể mất tiền. Vì vậy thẩm định giá trị doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng bảo vệ lợi ích chính đáng các bên liên quan giúp các bên liên quan có những quyết định chính xác trong kinh doanh, đầu tư, mua bán doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính Phủ đưa ra khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau:
“ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ:
(1). Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
Khu vực |
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Doanh nghiệp nhỏ |
Doanh nghiệp vừa |
||
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
Tổng nguồn vốn |
Số lao động |
|
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
10 người trở xuống |
20 tỷ đồng trở xuống |
từ trên 10 người đến 200 người |
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
từ trên 200 người đến 300 người |
II. Công nghiệp và xây dựng |
10 người trở xuống |
20 tỷ đồng trở xuống |
từ trên 10 người đến 200 người |
từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng |
từ trên 200 người đến 300 người |
III. Thương mại và dịch vụ |
10 người trở xuống |
10 tỷ đồng trở xuống |
từ trên 10 người đến 50 người |
từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng |
từ trên 50 người đến 100 người |
2. Vai trò thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Với sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các thị trường tài sản khác thì thẩm định giá doanh nghiệp và các lợi ích của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đề chủ yếu sau:
- Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt đọng mua bán – sáp nhập (M&A), hợp nhất chia tách doanh nghiệp.
- Thẩm định giá doanh nghiệp để nhà đầu tư có thể nhìn nhận và đánh giá được một cách tương đối đầy đủ về thương hiệu, về uy tín kinh doanh, các khả năng tài chính và vị thế tín dụng của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thẩm định giá doanh nghiệp giúp đưa ra thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp của mình.
- Thẩm định giá trị doanh nghiệp cung cấp thông tin quan trọng cho công tác quản lý kinh tế vĩ mô.
3. Yếu tố xác định giá trị cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngoài việc sử dụng các công thức cụ thể để tính giá trị doanh nghiệp, điều quan trọng là phải thành thạo trong các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt.
- Tài sản hữu hình bao gồm: Bất động sản, máy móc thiết bị, hàng tồn kho…
- Tài sản vô hình bao gồm nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu, data, nguồn khách hàng và bằng sáng chế…
- Nợ phải trả – Bất kỳ khoản nợ nào ảnh hướng tới yếu tố định giá.
- Số liệu tài chính – Doanh nghiệp của bạn có lãi không? Nếu vậy, lợi nhuận hàng năm của bạn là bao nhiêu? Doanh nghiệp của bạn mang lại bao nhiêu doanh thu? Nắm chắc báo cáo tài chính của công ty từ trong ra ngoài, vì các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng sẽ muốn biết về tình hình tài chính của bạn.
Biết những gì doanh nghiệp của bạn sở hữu là một lợi ích bổ sung của việc thông qua định giá doanh nghiệp. Bằng cách xem xét cả tài sản hữu hình và vô hình, bạn sẽ biết được điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn có giá trị và những tài sản đó có giá trị như thế nào.
Xác định chính xác giá trị doanh nghiệp có thể cung cấp thêm thông tin chuyên sâu về các quyết định kinh doanh trong tương lai.
4. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.
- Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
- Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.
- Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.
5. Công ty thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ uy tín
Kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải là điều không thể thiếu, và rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cũng như vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá tàu thuyền để vay vốn ngân hàng, đầu tư kinh doanh, thanh lý… có vai trò vô cùng quan trọng. Thấu hiểu được tầm quan trọng đó, Công ty Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá tàu thuyền uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thành Đô được thành lập trên sự hợp tác của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, phân tích tài chính, kiểm toán, ngân hàng tại Việt Nam.
Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tàu thuyền phục vụ nhiều mục liên quan đến các hoạt động góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản, vay vốn ngân hàng, thanh lý tài sản…được các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân đánh giá cao.
Trải qua một quá trình phát triển, Thẩm định giá Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2022 Thành Đô được vinh danh Top 10 nổi tiếng Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Năm 2019, Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”. Bên cạnh đó Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá từ đó góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua án minh bạch trên thị trường.
Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô hiện là đối tác uy tín cung cấp các dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank… Bên cạnh đó cùng hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thái Nguyên, Nam Định, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Cần Thơ, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau và các tỉnh thành khác trên cả nước, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ngày nay.
Bạn đang đọc bài viết: “Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ” tại chuyên mục tin Tuyển dụng của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên