Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
(TDVC Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E) – Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Giá trị cổ phiếu của công ty thể hiện giá trị của công ty đó trên thị trường.
Định giá cổ phiếu tức là tìm giá trị thực hay giá trị nội tại của một cổ phiếu. Hiện nay có nhiều phương pháp định giá cổ phiếu bao gồm: Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E; Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B; Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức; Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền; Định giá cổ phiếu theo phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA; Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S; Định giá cổ phiếu theo phương pháp PEG ; Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham… Tuy nhiên định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là phương pháp thông dụng, phổ biến nhất được thẩm định viên và các nhà đầu tư thường áp dụng nhất vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính, dễ hiểu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM |
|
1. Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio (PER), một số tên gọi khác như tỷ số P/E, Hệ số P/E; Chỉ số P/E là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán. Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi. Đây là một trong những chỉ số quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.
2. Cách tính chỉ số P/E
P/E thể hiện giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập ròng từ cổ phiếu đó; nói cách khác, nhà đầu tư phải trả giá bao nhiêu cho một đồng thu nhập. P/E được tính trên bình quân đồng cổ phiếu; hệ số này thường được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
Đây là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu trong chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập/ cổ phần; hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Công thức tính: P/E = P (Giá thị trường) / EPS
- P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế
Trong đó:
P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
EPS = Earning Per Share: Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
Công thức EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E
P/E là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá cổ phiếu thị trường và lợi nhuận sau thuế trong một năm của một công ty. Đây là cũng một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu của một công ty phổ biến và đơn giản nhất. Tuy nhiên, khi chỉ xét đơn thuần hệ số P/E, bạn sẽ khó để định giá cổ phiếu một cách chính xác mà nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa.
3.1. Hệ số EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu)
Tầm quan trọng của EPS: Đây là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính giá cổ phiếu và là bộ phận chủ yếu cấu thành tỷ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (Net Income) trong công thức tính trên.
Chỉ số P/E và chỉ số EPS có mối liên hệ chặt chẽ khi định giá một cổ phiếu. Chỉ số EPS là thành phần cấu tạo nên P/E, đóng vai trò mẫu số trong công thức tính P/E.
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price) và thu nhập trên một cổ phần (Earning Per Share – EPS)
3.2. Hệ số đòn bẩy tài chính
Nếu hệ số đòn bẩy tài chính cũng tác động rất nhiều đến hệ số P/E. Nguồn vốn của một công ty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Do đó, khi hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của công ty đó sẽ thấp hơn so với một số công ty khác tương đương trong ngành.
3.3. Hệ số P/E của các cổ phiếu cùng ngành
Ở cùng một ngành nghề, cổ phiếu của các công ty thường có xu hướng biến động cùng chiều. Nhờ đó, bạn cũng có thể so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành để biết cổ phiếu của công ty trong ngành cao hay thấp một cách nhanh nhất.
3.4. Hệ số P/E của toàn thị trường
P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu. Cụ thể, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi thị trường điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các công ty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm. Điều này dẫn đến P/E của các công ty này tăng, giảm theo.
3.5. Lĩnh vực kinh doanh đa dạng
Lĩnh vực vực kinh doanh của công ty đa dạng thì sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty đó. Lý do là vì khi công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều mảng sẽ đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập hơn. Chính vì điều này giúp những công ty đa dạng hoá hoạt động kinh doanh được các nhà đầu tư đánh giá cao.
3.6. Lãi suất của thị trường
Vì hầu hết giá cả của chứng khoán đều bị ảnh hưởng bởi lãi suất nên có thể nói yếu tố này sự tác động rất lớn đến hệ số P/E. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá chứng khoán và hệ số P/E thấp hơn. Vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của công ty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.
4. Ý nghĩa của chỉ số P/E
Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.
4.1. Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
- Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
- Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
4.2. Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
- Cổ phiếu đang định giá cao.
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
- Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
5. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến nhất và có thể áp dụng cho cổ phiếu ở hầu hết các ngành nghề. Tỷ số giá trị thị trường trên thu nhập P/E (Price-to-Earnings) là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/E được xây dựng trên cơ sở so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp “tương tự” hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước…
Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Thực sự đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt hay hợp lý là điều rất khó, tuy nhiên Ngọ cố gắng cụ thể hơn nữa, nếu bạn xem trọng P/E thì lưu ý vài góc độ sau:
- Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao);
- Chỉ số P/E của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa).
- Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
- Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
- Đây có phải là công ty theo chu kỳ không?
Định giá cổ phiếu dựa trên hệ số P/E (Price per Earnings) là phương pháp phân tích cơ bản thuộc nhóm phương pháp dựa vào các hệ số. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính toán để định giá cổ phiếu vì không cần nhiều thời gian phân tích số liệu. Tuy nhiên các nhà đầu tư, thẩm định viên cần phải lưu ý:
- EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm, do đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác
- Lợi nhuận dễ biến động, và dễ bóp méo do đó P/E cũng dễ biến động hay bóp méo => Nên đánh giá P/E qua thời gian dài từ 3-5 năm
Khi định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E thẩm định viên cần linh hoạt không nên áp đặt một một cách khiên cưỡng khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung. Vì các doanh nghiệp chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau nên khó chính xác hoàn toàn khi áp dụng áp dụng hệ số P/E để định giá cổ phiếu.
6. Công ty định giá cổ phiếu uy tín
Công ty Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá cổ phiếu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thành Đô trải qua chặng đường không ngừng phát triển, đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín của mình trên lĩnh vực thẩm định giá nói chung và thẩm định giá cổ phiếu nói riêng. Với trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm cùng am hiểu trong lĩnh vực chứng khoán, doanh nghiệp, kinh tế… Thẩm định giá Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá cổ phiếu có quy mô lớn và tính chất phức tạp liên quan đến các hoạt động góp vốn, đầu tư liên kết, vay vốn ngân hàng, mua bán chuyển nhượng, M&A …
Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
|
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên