Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Thẩm định giá Việt Nam

Thứ năm, 04/08/2022, 13:58 (GMT+7)

Thẩm định giá Việt Nam
Thẩm định giá Việt Nam – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá Việt Nam) – Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính chuyên nghiệp cần thiết đối với sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Thẩm định giá là một dạng đặc biệt của xác định giá do thẩm định viên, các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, có kinh nghiệm và có tính trung thực cao trong nghề thực hiện. Thẩm định giá là một hoạt động kinh doanh có điều kiện được Bộ Tài Chính – Cục quản lý giá cấp phép. Thẩm định giá có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thông qua kết quả thẩm định giá sẽ giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản. Từ đó giúp khách hàng có những quyết định đúng đắn trong quản lý kinh doanh, đầu tư, mua bán minh bạch và các giao dịch dân sự khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

1. Khái niệm thẩm định giá

Ở nước ta để nói đến thẩm định giá thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và Valuation lần lượt xuất hiện vào các năm 1529 và 1817, đều bắt nguồn từ tiếng Pháp. Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau bao gồm:

  • Ở Việt Nam căn cứ theo Điều 4. Luật Giá khái niệm: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”
  • Theo từ điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”.
  • Theo Đại học Kinh tế Quốc dân (Việt Nam): Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisal) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản. Hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. Hay thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
  • Theo Ông Fred Peter Marrone – Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”. Quan niệm về thẩm định giá ở nước ta và trên thế giới vẫn còn những khác biệt đáng kể.

Từ những khái niệm trên cho thấy một số đặc điểm của hoạt động thẩm định giá là:

  • Thẩm định giá là hoạt động kinh tế vi mô; thẩm định viên về giá điều tra, thu thập thông tin về sự tương tác giữa người mua và người bán trong một thị trường cụ thể và duy nhất để ước tính gí trị một loại tài sản cụ thể trên thị trường.
  • Thẩm định giá là sự ước tính giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá. Giá trị của tài sản đựơc xác định có thể là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường.
  • Giá trị tài sản được biểu hiện chủ yếu bằng hình thái tiền tệ.
  • Việc ước tính giá trị đó phải được đặt trong một địa điểm, một thị trường nhất định với những điều kiện nhất định và tại một thời điểm cụ thể.
  • Thẩm định giá được thực hiện theo những yêu cầu và mục đích nhất định.
  • Việc thẩm định giá phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn thẩm định giá và phương pháp thẩm định giá nhất định.
  • Tài sản được thẩm định giá có thể là bất kỳ tài sản nào và hầu hết các dữ liệu sử dụng cho quá trình thẩm định giá đều hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thị trường.

2. Lịch sử hình thành và phát triển thẩm định giá Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạt động thẩm định giá ra đời từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng trên nhiều lĩnh vực: xác định giá trị tài sản mua sắm của các thành phần kinh tế từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, xác định giá trị tài sản để góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng, thi hành án, xác định giá trị tài sản cổ phần hóa. Ngày 8/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị quyết cho phép thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới cơ chế kinh tế (1986), Đảng ta đã xác định: “cải cách, đổi mới cơ chế quản lý giá đóng vai trò trung tâm trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã chuyển cơ chế giá do Nhà nước quy định đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế, buộc toàn xã hội thực hiện sang cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh đó là con đường lựa chọn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, cơ chế giá thị trường tự nó luôn tiềm ẩn những yếu tố tác động làm cho giá thị trường không phải bao giờ và lúc nào cũng vận động đúng với giá trị thực của thị trường, như các yếu tố: độc quyền, đầu cơ, móc ngoặc, gian lận thương mại… Vì thế, khi quyết định phương án đầu tư, mua bán, thực hiện các nghĩa vụ tài chính… cả hai phía: mua và bán đều muốn có giá thị trường thực của tài sản để thực hiện quá trình giao dịch không bị rủi ro, thiệt hại. Xuất phát từ nhu cầu ban đầu đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu ấy đã xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh tế ở nước ta như: Xác định giá trị mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước, xác định giá trị tài sản để góp vốn, thế chấp, tính thuế, mua sắm, chuyển nhượng; cổ phần hóa, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Tháng 2/1998 Trưởng Ban Vật giá Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trung tâm tư vấn dịch vụ kiểm định giá, tháng 9/1999 ký Quyết định thành lập Trung tâm thông tin và kiểm định giá Việt Nam. Ngày 8/6/1997 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Ban Vật giá Chính phủ Việt Nam gia nhập và là thành viên chính thức của Hiệp Hội thẩm định giá ASEAN, ngày 1/6/1998 tham gia Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế với tư cách là hội viên thông tấn và đến tháng 11/2009 đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Năm 2002 Chính phủ ban hành Pháp lệnh Giá số 40 và được Quốc Hội luật hoá năm 2013 ​theo Luật số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 đồng thời với nó là hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 2005 và liên tục được bổ sung, sửa đổi để điều chỉnh cho phù hợp với lý thuyết thẩm định giá thế giới nói chung và đặc điểm thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nghề thẩm định giá chính thức phát triển mạnh vào khoảng giữa năm 2005, các tỉnh, thành phố liên tiếp cho thành lập các trung tâm thẩm định giá trực thuộc các Sở Tài chính và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008.

Sự xuất hiện của hoạt động thẩm định giá là một tất yếu của quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường khi hội đủ các yếu tố khách quan của nó, nghĩa là khi nền kinh tế hàng hóa đạt đến một trình độ xã hội hóa nhất định. Thẩm định giá trở thành nhu cầu thực sự, không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nó đã dần đi vào cuộc sống, đã và đang được mọi thành phần kinh tế trong xã hội quan tâm; công tác thẩm định giá đã và đang trở thành một hoạt động dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuyên sâu cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực giá cả, ngân sách nhà nước, tài sản hoặc sử dụng như một công cụ tài chính phục vụ cho các hoạt động giao dịch dân sự về kinh tế, tài chính – ngân hàng … góp phần xây dựng mặt bằng giá cả hợp lý, chống giá cả độc quyền hoặc phá giá; làm lành mạnh hóa thị trường và công tác quản lý ngân sách nhà nước được sát thực, hiệu quả, tiết kiệm hơn. Đồng thời, thẩm định giá cũng đáp ứng nhu cầu giao dịch tài sản của tổ chức, doanh nghiệp và công dân.

Đến thời điểm đầu năm 2021, cả nước có 411 công ty thẩm định giá đã được cấp Giấy chứng nhận; trong đó, có 346 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đang hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Bộ Tài chính cũng đã cấp 2.352 thẻ thẩm định viên về giá, trong đó có 1.723 thẩm định viên đã đăng ký hành nghề tại các doanh nghiệp thẩm định giá. Các dịch vụ thẩm định giá hiện nay được các công ty thẩm định giá cung cấp như: Thẩm định giá bất động sản; Thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải; Thẩm định giá trị doanh nghiệp; Thẩm định giá dự án đầu tư; Thẩm định giá tài nguyên khoáng sản.

3. Vai trò thẩm định giá

Thẩm định giá tài sản là hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh tế. Mọi việc có liên quan quan đến các hoạt động kinh tế đều chịu tác động bởi khái niệm giá trị mà việc thẩm định giá là để xác định giá trị của tài sản ở trên thị trường. Do đó nhận thức và nhu cầu về dịch vụ thẩm định giá tài sản đã trở nên thiết yếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân… Vì vậy thẩm định giá đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực, được áp dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, đầu từ góp vốn, cho thuê, bảo hiểm, tính thuế, thanh lý,… Ngoài ra vai trò thẩm định giá tài sản có tầm quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.

  • Thẩm định giá đúng giá trị thị trường góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới
  • Tư vấn về giá trị tài sản, giá cả tài sản và các bên liên quan và công chứng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán, đầu tư, đánh thuế, bảo hiểm, cho vay tài sản
  • Định giá đúng giá thị trường của các nguồn lực góp phần để cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực và nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto.
  • Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới.

4. Mục đích thẩm định giá

Mục đích thẩm định giá tài sản phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của định giá tài sản thường là:

Xác định giá trị tài sản để chuyển giao quyền sở hữu:

  • Giúp người bán xác định giá bán có thể chấp nhận được
  • Giúp người mua quyết định giá mua
  • Thiết lập cơ sở trao đổi tài sản này với tài sản khác

Xác định giá trị tài sản cho mục đích tài chính – tín dụng:

  • Sử dụng tài sản cho cầm cố, thế chấp vay vốn ngân hàng
  • Xác định giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản
  • Xác định giá trị tài sản xử lý nợ

Xác định giá trị tài sản để phát triển và đầu tư:

  • So sánh với các cơ hội đầu tư khác
  • Quyết định khả năng đầu tư

Xác định giá trị tài sản trong doanh nghiệp:

  • Lập báo cáo tài chính, xác định giá thị trường của vốn đầu tư.
  • Xác định giá trị doanh nghiệp mua bán – sáp nhập (M&A); đầu tư
  • Mua bán, hợp nhất, thanh lý các tài sản của công ty
  • Có phương án xử lý sau khi cải cách doanh nghiệp nhà nước
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Xác định giá trị tài sản nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý:

  • Tìm ra giá trị tính thuế hàng năm
  •  Xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi tài sản
  • Tính thuế khi một tài sản được bán hoặc để thừa kế
  • Để tòa án ra quyết định phân chia tài sản khi xét xử
  • Xác định giá sàn phục vụ đấu thầu, đấu giá tài sản công
  • Xác định già sàn phục vụ phát mãi tài sản bị tịch thu, xung công quỹ.
  • Xác định giá trị tài sản thanh lý
  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước;
  • Cơ sở tính tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất;

Xác định giá trị tài sản cho mục đích định cư, du học, du lịch

Xác định giá trị tài sản mua sắm công

Mục đích định giá là yêu tố quan trọng, mang tính chủ quan, ảnh hưởng quyết định tới việc xác định các tiêu chuẩn về giá trị, lựa chọn phương pháp định giá thích hợp. Chính vì vậy, thẩm định viên cần phải xác định và thỏa thuận với khách hàng ngay từ đầu về mục đích của việc định giá, trước khi xét đến các yếu tố có tính khác quan tác động đến giá trị tài sản mục tiêu.

5. Hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

Trong phạm vi thẩm quyền đã được pháp luật quy định, Bộ tài chính hiện nay đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn thẩm định giá gồm 13 tiêu chuẩn như sau:

  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 (ký hiệu TĐGVN 01) – Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 (ký hiệu TĐGVN 02) –  Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 (ký hiệu TĐGVN 03) – Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04 (ký hiệu TĐGVN 04) – Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá.
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 (ký hiệu TĐGVN 05) – Quy trình thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 (ký hiệu TĐGVN 06) – Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07 (ký hiệu TĐGVN 07) – Phân loại tài sản trong thẩm định giá.
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 (ký hiệu TĐGVN 08) – Cách tiếp cận từ thị trường;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 (ký hiệu TĐGVN 09) – Cách tiếp cận từ chi phí;
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10 (ký hiệu TĐGVN 10) – Cách tiếp cận từ thu nhập.
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 (ký hiệu TĐGVN 11) – Thẩm định giá bất động sản
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 (ký hiệu TĐGVN 12) – Thẩm định giá Doanh nghiệp.
  • Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 (ký hiệu TĐGVN 13) – Thẩm định giá tài sản vô hình.

6. Công ty thẩm định giá uy tín tại Việt Nam

Công ty Thẩm định giá Thành Đô đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm: Thẩm định giá bất động sản (Đất đai, nhà ở, resort, trang trại, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bất động sản công nghiệp, cao ốc, văn phòng…; Thẩm định giá động sản (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, hàng hóa dịch vụ, tàu thuyền, công cụ dụng cụ…); Giá trị doanh nghiệp; Tài sản vô hình (quyến sở hữu trí tuệ, thương hiệu, nhãn hiệu, phát minh, sáng chế…); tài nguyên mỏ khoáng sản (tài nguyên năng lượng, tài nguyên mỏ khoáng sản…); Thẩm định giá dự án đầu tư…Phục vụ nhiều mục đích như: Mua bán, thế chấp vay vốn ngân hàng, thi hành án, xử lý tài sản, bảo hiểm, thanh lý…

Thành Đô với đội ngũ chuyên gia, thẩm định viên có trình độ chuyên môn sâu và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam. Chúng tôi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất đối với một doanh nghiệp thẩm định giá và luôn tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá, pháp luật tại Việt Nam và Quốc tế. Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, Thẩm định giá Thành Đô đã khẳng định được vị thế, đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các cơ quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp đánh giá cao. Năm 2021 Thành Đô được vinh danh là Top 10 thương hiệu thẩm định giá nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương;  Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”, Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”;. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, công ty thẩm định giá Thành Đô hiện là đối tác uy tín cung cấp các dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank); Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank…Bên cạnh đó cùng hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, An Giang, Lâm Đồng, Cà Mau và các tỉnh thành khác trên cả nước, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc.

QUÍ VỊ CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LÒNG LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

  • Hội sở: Tầng 5 – Tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Việt Nam tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Gửi yêu cầu

Hồ sơ năng lực

Dịch vụ

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng