Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Tác giả: thanhdo

Thẩm định giá là gì? Mục đích thẩm định giá?

Thẩm định giá là gì
Thẩm định giá là gì? Mục đích thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá là gì) – Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.

Thẩm định giá cũng là hoạt động hay quá trình đưa ra ý kiến về giá trị tài sản. Thẩm định giá liên quan đến nghiên cứu chọn lọc về cách tiếp cận những vùng thị trường, tập hợp dữ liệu thích hợp, sử dụng các kỹ thuật phân tích, và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức của thẩm định viên chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp tiếp cận vấn đề thẩm định giá. 

Khái niệm thẩm định giá
Khái niệm thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

1. Thẩm định giá là gì?

Ngành thẩm định giá đã ra đời và phát triển rất lâu, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển ngành thẩm định giá là một nhu cầu tất yếu, nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển. Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về thẩm định giá được các học giả khải niệm như sau: 

  • Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”.
  • Căn cứ theo Điều 4. Luật Giá khái niệm: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”
  • Theo Đại học Kinh tế Quốc dân (Việt Nam): Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisal) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản. Hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. Hay thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
  • Theo Ông Fred Peter Marrone – Giám đốc Marketing của AVO, Úc trình bày trong lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/05/1999 “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”.  
  • Theo Greg Mc.Namara- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thẩm định giá Quốc tế: “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của tài sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của tài sản và mục đích của thẩm định giá tài sản. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu thị trường so sánh mà các nhà thẩm định giá thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng.” Bắt đầu từ khái niệm này, chúng ta dần thấy được bản chất thực sự của khái niệm thẩm định giá, ở đây, chúng ta đã nhận thức được thẩm đính giá là một hoạt động xác định giá trị tài sản.

Tuy các khái niệm về thẩm định giá được phát biểu dưới nhiều dạng khác nhau thế nhưng ở các khái niệm khi nói về thẩm định giá đều hội tụ các yếu tố sau:

  • Là sự ước tính giá trị tại một thời điểm nhất định;
  • Tính bằng tiền tệ
  • Về tài sản và các quyền tài sản;
  • Theo một yêu cầu và có mục đích nhất định;
  • Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể;
  • Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.

2. Báo cáo thẩm định giá, Chứng thư, Hồ sơ thẩm định giá

Báo cáo kết quả thẩm định giá

Báo cáo kết quả thẩm định giá (sau đây gọi là Báo cáo) phải thể hiện thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản. Báo cáo phải có các lập luận, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường hình thành kết quả thẩm định giá. Báo cáo là một phần không thể tách rời của Chứng thư thẩm định giá.

Chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá”

Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá quy định “Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật”

Hồ sơ thẩm định giá

Thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan.

Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về lưu trữ. Việc khai thác Hồ sơ thẩm định giá phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mục đích thẩm định giá
Mục đích thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

3. Mục đích của thẩm định giá

Mục đích thẩm định giá tài sản phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Một số mục đích yêu cầu khi thẩm định giá tài sản bao gồm:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Thế chấp vay vốn Ngân hàng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;
  • Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất
  • Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;
Các phương pháp thẩm định giá
Các phương pháp thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

4. Các phương pháp thẩm định giá

Trong lĩnh vực thẩm định giá thẩm định viên sử dụng ba cách tiếp cận phổ biến để đi đến kết luật giá trị của tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra cách tiếp cận hỗn hợp được kết hợp từ cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ chi phí cũng được các thẩm định viên sử dụng trong từng trường thẩm định giá cụ thể. Tương ứng các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá:

  • Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế
  • Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu
  • Cách tiếp cận hỗn hợp là: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ

Để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên luôn phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Vì một tài sản có thể có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định giá cho ra một mức giá chỉ dẫn, hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn. Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản thẩm định.

QUÍ VỊ CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

  • Hội sở: Tầng 5 – toà nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Công ty thẩm định giá Thành Đô – Doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp, uy tín cung cấp những giá trị thực cho khách hàng trong lĩnh vực hoạt động thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá đầu tư, thẩm định giá vô hình, thẩm định giá tài nguyên…

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá là gì, mục đích thẩm định giá? tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025

Thông báo lịch nghỉ tết nguyên đán
Thẩm định giá Thành Đô thông báo lịch nghỉ tết Nguyên Đán

(TDVC Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025) – Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô xin thông báo thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 tới CBNV công ty, Quý khách hàng và Quý đối tác như sau:

  • Thời gian nghỉ: Từ thứ 7, ngày 25/01/2025 (ngày 26/12 AL)
  • Thời gian đi làm trở lại: Thứ 2, ngày 03/02/2025 (mùng 6 AL)

– Trước khi ra về CBNV tắt tất cả các thiết bị điện trong khu vực làm việc

– Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc.

Toàn thể CBNV công ty chấp hành nghiêm chỉnh nội quy lao động: Đi làm việc đầy đủ và đúng giờ sau thời gian nghỉ Lễ quy định của Công ty Đề nghị các phòng/ban, chi nhánh, văn phòng thông báo cho nhân viên được biết và thực hiện.

Thẩm định giá Thành Đô kính chúc Quý khách hàng, quý đối tác cùng toàn thể CBNV một năm mới An Khang, Thịnh Vượng!

Bạn đang đọc bài viết: “Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 tại chuyên mục Tin Công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá Thành Đô trở thành đối tác chính với Vietcombank trong hoạt động thẩm định giá

Hợp tác ngân hàng Vietcombank - Thành Đô
Thẩm định giá Thành Đô hợp tác cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản với Ngân hàng Vietcombank

(TDVC Thẩm định giá Thành Đô hợp tác Ngân hàng Vietcombank) – Ngày 30/12/2024, tại trụ sở Ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô đã kí thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Thẩm định giá tài sản đảm bảo số 23958/VCB-TTĐGTS VCB. Qua đó Công ty Thẩm định giá Thành Đô được lựa chọn để thẩm định giá các tài sản để phục vụ công tác tín dụng trong ngân hàng Vietcombank, tư vấn đánh giá giá trị tài sản theo sự biến động của thị trường để Ngân hàng Vietcombank ra các quyết định trong công tác tín dụng.

Việc ký thỏa thuận hợp tác đánh dấu bước phát triển mới trong việc hợp tác phát triển của Công ty Thẩm định giá Thành Đô và Ngân hàng Vietcombank, nhằm khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và kinh nghiệm của hai bên; hai bên hợp tác, phối kết hợp, hỗ trợ nhau cùng phát triển hoạt động tư vấn giá các loại hình tài sản và doanh nghiệp trên thị trường, góp phần nâng cao năng lực hoạt động, đưa ra các quyết định chính xác để giảm thiểu rủi ro trong công tác tín dụng.  

Các hoạt động hợp tác phải thiết thực, mang lại giá trị, hiệu quả thực tế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, tạo dựng được uy tín và phát triển cho cả hai bên.

– Ý nghĩa của sự kiện:

  • Đối với Ngân hàng Vietcombank: Tăng cường độ tin cậy và sự chính xác trong việc định giá tài sản, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ tín dụng.
  • Đối với Thẩm định giá Thành Đô: Khẳng định uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động, và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
  • Đối với khách hàng: Mang lại sự minh bạch, đảm bảo giá trị tài sản được định giá công bằng và được sử dụng dịch vụ với mức phí hợp lý và có nhiều ưu đãi.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam “Vietcombank”, là một trong 4 ngân hàng Quốc doanh lớn nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa. Năm 2022, Ngân hàng Vietcombank năm trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố; ngân hàng duy nhất của Việt Nam vào Top 30 Ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo đánh giá của The Asian Banker; là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 1.000 Doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu (xếp thứ 950) do Tạp chí Forbes bình chọn.

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là đơn vị thẩm định giá có nhiều Thẩm định viên có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao cùng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và đoàn kết. Thành Đô luôn đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển của mỗi các nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đang từng bước hội nhập khu vực và thế giới trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.

Lễ ký kết hợp tác với Ngân hàng Vietcmbank không chỉ là cột mốc hợp tác chiến lược mà còn là nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo của Thẩm định giá Thành Đô, góp phần tạo dựng niềm tin trong cộng đồng tài chính và khách hàng trong nước và Quốc tế.

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Thành Đô hợp tác cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản với Ngân hàng Vietcombank tại chuyên mục Tin Công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

6 lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất

lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất
Lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC 6 lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất) – Tương tự thủ tục làm Sổ đỏ, khi chuyển mục đích sử dụng đất người dân sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để tránh một số vướng mắc phổ biến thì người dân cần nắm rõ những lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất dưới đây.

1. Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất 

1.1. Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép 

Căn cứ khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng từ cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

(1) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;

(2) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

(3) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;

(4) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

(5) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

(6) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

(7) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.

1.2. Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép 

Hiện nay, vẫn chưa có Thông tư, Nghị định nào quy định cụ thể về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024, nếu KHÔNG THUỘC 07 trường hợp phải xin phép thì sẽ không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng từ cơ quan có thẩm quyền.

2. Miễn tiền sử dụng đất 

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định miễn tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để:

  • Thực hiện chính sách nhà ở, đất ở với thương binh, bệnh binh không có khả năng lao động hoặc với gia đình liệt sĩ không còn lao động chính.
  • Người nghèo, hộ gia đình, người dân tộc thiểu số ở những nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn hoặc tại biên giới, hải đảo có chỗ sinh sống.
  • Hỗ trợ người buộc phải di dời khỏi nơi có đất bị Nhà nước thu hồi do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  •  Giao đất ở cho hộ gia đình hoặc cá nhân bị thu hồi đất gắn liền với nhà ở mà không đủ điều kiện được nhận bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác trong khu vực địa bàn đất bị thu hồi.
  • Diện tích đất tại dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu giữ tro cốt mà chủ đầu tư bố trí để phục vụ mai táng cho các đối tượng chính sách xã hội.

3. Không phải xin chuyển là được chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ khoản 5 Điều 116 Luật đất đai 2024 quy định hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vây, từ ngày 01/8/2024, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thay vì kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm như trước kia.

4. Phải viết đơn xin phép theo mẫu quy định

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, khi chuyển mục đích thuộc trường hợp phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng đất phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 02c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nộp cho Bộ phận Một cửa theo quy định.

Như vậy, khi chuẩn bị hồ sơ thì người xin chuyển phải viết đơn theo mẫu, trường hợp tự viết đơn theo mẫu riêng sẽ bị coi là không hợp lệ.

5. Không nộp đơn tại UBND cấp xã như làm Sổ đỏ

Căn cứ Quyết định 2124/QĐ-BTNMT, nơi nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

Người xin chuyển mục đích sử dụng đất chọn nộp đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:

  • Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
  • Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

6. Nhiều trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất

Tại khoản 2 Điều 121 Luật Đất đai năm 2024 quy định:

“Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Quy định trên không có nghĩa tất cả trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất khi xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải nộp tiền sử dụng đất vì:

  • Nghĩa vụ tài chính gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất.
  • Trường hợp nào phải nộp tiền sử dụng đất? Mức nộp bao nhiêu được quy định cụ thể tại Điều 156 Luật Đất đai năm 2024 và Điều 7, Điều 8 Nghị định 103/2024/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 156 Luật Đất đai năm 2024 quy định như sau:

“1. Khi chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 121 của Luật này thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định sau đây:

a) Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất cho thời gian sử dụng đất còn lại;

b) Nộp tiền thuê đất hằng năm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.”

Như vậy, khi chuyển mục đích thuộc trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước thì không phải nộp tiền sử dụng đất;

Theo https://luatvietnam.vn/

Bạn đang đọc bài viết: “6 lưu ý khi chuyển mục đích sử dụng đất tại chuyên mục Tin Công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá bất động sản – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá bất động sản) – Thẩm định giá bất động sản là số tiền ước tính về giá trị của quyền sở hữu bất động sản: quyền sử dụng đất, quyền sở sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp được quy định trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.

1. Bất động sản là gì?

Bất động sản là tài sản hữu hình không và thể di chuyển được. Bất động sản là nói đến tính chất vật lý của đất và các vật gắn cố định trên đất như các công trình khác. Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì gắn liền đất đai. Những thứ được xem là gắn liền với đất đai như là các công trình xây dựng, nhà cửa, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 khái niệm bất động sản được hiểu như sau:

Bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định pháp luật.
Bất động sản là gì
Bất động sản là gì? Thẩm định giá bất động sản

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Thị trường bất động sản là gì?

Thị trường bất động sản được phân chia làm nhiều loại dựa trên loại tài sản với nhiều mức độ hấp dẫn đối với những người tham gia thị trường. Thị trường cho các loại hình bất động sản khác nhau phân chia thành những thị trường phụ phù hợp với sự ưa thích của người mua và người bán.

Thị trường bất động sản là sự tương tác giữa các cá nhân muốn chuyển đổi quyền sở hữu bất động sản để nhận được một số tiền; một nhóm các cá nhân hay công ty có liên hệ với các nhóm khác vì mục đích hướng dẫn các giao dịch bất động sản. Thị trường bất động sản có thể được xem xét theo tính chất về địa lý, cạnh tranh, cung cầu, những điều này có liên hệ các điều kiện chung của thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản là không gian, thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến bất động sản giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.

Vai trò ý nghĩa thẩm định giá bất động sản
Vai trò ý nghĩa thẩm định giá bất động sản – Thẩm định giá Thành Đô

3. Vai trò thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá tài sản nói chung, thẩm định giá bất động sản nói riêng là một hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, có thể coi là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh tế. Bởi vì mọi việc có liên quan đến các hoạt động kinh tế đều chịu tác động bởi khái niệm giá trị mà việc thẩm định giá là để xác định giá trị của tài sản ở trên thị trường.

  • Thẩm định giá bất động sản có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản.
  • Thẩm định đúng giá trị các nguồn vốn tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy tài sản, bất động sản tham gia vào các giao dịch kinh tế, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về tài sản, bất động sản.

4. Ý nghĩa thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá bất động sản là yêu cầu của nhiều loại hình nghiệp vụ tài sản (mục đích sử dụng tài sản) mà sinh ra. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của nước ta, thẩm định giá bất động sản trong quản lý ngày càng có vị trí trọng yếu và nó mang một số ý nghĩa sau đây:

  • Thẩm định giá là công tác cơ bản để thực hiện bố trí sản xuất và kinh doanh bất động sản một cách hiệu quả.
  • Thẩm định giá góp phần bảo vệ tài sản quốc gia được bù đắp đầy đủ và hình thành giá cả hợp lý, góp phần điều tiết các điều kiện chủ yếu trong quan hệ tái sản xuất xã hội.
  • Thẩm định giá bất động sản là thước đo cơ bản hiệu quả công việc duy trì và điều hòa quyền lợi của người có quyền sở hữu và người kinh doanh
  • Thẩm định giá bất động sản là điều kiện cần để khai phá yếu tố thị trường và thị trường sản quyền.
  • Thẩm định giá bất động sản theo thông lệ quốc tế có lợi cho việc mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, duy trì lợi ích quốc gia.

5. Phân loại bất động sản

Bất động sản có thể phân thành ba loại:

  • Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, … Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.
  • Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng,…
  • Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

6. Mục đích thẩm định giá bất động sản

Mục đích thẩm định giá bất động sản phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của thẩm định giá bất động sản bao gồm:

  • Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
  • Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
  • Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư;
  • Chứng minh tài sản, du học, du lịch, định cư….;
  • Các mục đích khác theo quy định pháp luật. 
Phương pháp thẩm định giá bất động sản
Phương pháp thẩm định giá bất động sản

7. Phương pháp định giá Bất động sản

Đối với từng loại bất động sản thẩm định giá, thẩm đinh viên sẽ căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường từ đó đưa ra phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Phương pháp thẩm định giá bất động sản hiện nay được căn cứ thông tư số 145/2016/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 về Thẩm định giá bất động sản theo đó có 5 phương pháp thẩm định giá bất động sản như sau:

  •  Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường;
  • Phương pháp chi phí tái tạo; Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí;
  • Phương pháp dòng tiền chiết khấu; phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập;
  • Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ thuộc cách tiếp cận hỗn hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

Hồ sơ thẩm định giá bất động sản

8. Hồ sơ thẩm định giá bất động sản

Hồ sơ thẩm định giá bất động sản bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ thẩm định giá bất động sản có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại bất động sản cần thẩm định giá.

8.1 Đối với thẩm định giá nhà ở riêng lẻ

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản đồ hiện trạng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ

8.2 Đối với thẩm định giá công trình xây dựng

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

9. Quy trình thẩm định giá bất động sản 

Quy trình Thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng giúp thẩm định viên xác định được các bước thẩm định để đưa ra những kết quả chính xác nhất trong thẩm định giá tài sản. Đối với từng loại tài sản sẽ có những quy trình và phương pháp tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên thẩm định viên, tổ chức thẩm định giá, doanh nghiệp đều phải thủ theo quy trình chung gồm 6 bước “theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 5” như sau:

  • Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
  • Lên kế hoạch thẩm định giá.
  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin (thẩm định giá hiện trạng).
  • Phân tích thông tin
  • Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
  • Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Ngoài áp dụng quy trình theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 5, Thẩm định giá Thành Đô cũng ban hành quy trình thẩm định giá riêng cho công ty như sau:

Bước 1: Bộ phận kinh doanh tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá của đối tác, khách hàng.

Bước 2: Sau khi bộ phận kinh doanh tiếp nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định giá của khách hàng sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ pháp lý cho bộ phận thẩm định, tiếp theo thẩm định viên sẽ phân tích nghiên cứu thông tin pháp lý của hồ sơ yêu cầu.

Bước 3: Các thẩm định viên của công ty khảo sát điều tra thông tin thị trường như: Thông tin khu vực dựa vào kinh nghiệm đã làm tại đó (nếu đã thực hiện thẩm định tại đó), thông tin trên internet, dữ liệu của công ty. Báo giá trị sơ bộ ước tính của tài sản (nếu khách hàng yêu cầu) lại cho đối tác, khách hàng.

quy trình thẩm định giá thành đô
Quy trình thẩm định giá – Công ty Thẩm định giá Thành Đô

Bước 4: Thực hiện thẩm định giá

  • Khảo sát thực tế tài sản: Kích thước thửa đất, công trình xây dựng trên đất, xác định vị trí tài sản tọa lạc, chiều dài đường ngõ, môi trường kinh doanh, môi trường sống…Tham khảo các giao dịch thực tế của khu vực xung quanh và phân tích thêm ngân hàng dữ liệu của công ty.
  • Tham khảo các thông tin trên internet: Các website về bất động sản, các trang mua bán bất động sản, các trang mạng xã hội, diễn đàn bất động sản, các sàn giao dịch bất động sản…
  • Hội ý chuyên gia: Các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá bất động sản của công ty sẽ hội ý phân tích chuyên sâu thị trường và tài sản đưa để đưa ra phương pháp thẩm định để xác định giá trị tài sản.
  • Cuối cùng là lập báo cáo thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam và cơ sở thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Bước 5: Ban kiểm soát

Kiểm tra lại toàn bộ thông tin pháp lý, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, thông tin tài sản thẩm định và giá trị thẩm định cuối cùng để phát hành báo cáo thẩm định.

Sau khi đã thống nhất mức giá để phát hành chứng thư thẩm định, bộ phận kiểm soát sẽ báo lại cho bộ phận thẩm định về tình trạng hồ sơ đã đạt yêu cầu hay cần bổ sung.

Bước 6: Trình ban lãnh đạo

Sau khi đã có giá trị cuối cùng được kiểm soát hồ sơ được trình lên ban Giám đốc phê duyệt.

Bộ phận kinh doanh sẽ báo lại giá trị thẩm định cho khách hàng.

Bước 7: Phát hành hồ sơ thẩm định:

Bộ phận in ấn công ty làm các thủ tục in chứng thư và báo cáo thẩm định, scan file chứng thư báo cáo thẩm định gửi cho khách hàng và chuyển khách hàng bản gốc theo đường chuyển phát nhanh hoặc giao tận nơi cho khách hàng. Thực hiện lưu trữ tài liệu.

Bước 8: Hoàn thành thẩm định

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản tại Công ty Thẩm định giá Thành Đô là thế mạnh của công ty với lực lượng thẩm định viên, chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao với kho dữ liệu bất động sản khắp cả nước đủ khả năng đáp ứng  tốt nhất cho mục đích thẩm định giá đa dạng của khách hàng. Thẩm định giá Thành Đô luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin, giá trị thực, tài sản thực, chính xác và có độ tin cậy cao nhất theo nhu cầu của khách hàng.

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, doanh nghiệp Thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thành Đô áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn từ các tổ chức tín dụng và mua bán minh bạch trên thị trường.

Liên hệ thẩm định giá:  0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá nhà ở riêng lẻ, chung cư, văn phòng
Thẩm định giá nhà ở riêng lẻ, chung cư, cao ốc, văn phòng – Thẩm định giá Thành Đô

Thẩm định giá nhà ở riêng lẻ (villa, biệt thự, nhà liền kề), thẩm định giá căn hộ chung cư, thẩm định giá cao ốc, thẩm định giá văn phòng…

Nhà ở riêng lẻ: (gồm: biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) là nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên đất được ghi nhận có mục đích sử dụng là đất ở (đất thổ cư).

Nhà chung cư: là nhà ở có cả phần sở hữu riêng và chung, có nhiều hơn một tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân cư. Chung cư được chia làm hai loại dựa vào mục đích sử dụng là để ở và sử dụng hỗn hợp cả để ở với kinh doanh.

Cao ốc: cũng giống như những khu nhà chung cư, đều là nhà cao tầng với rất nhiều tầng. Tuy nhiên, cao ốc chủ yếu là để làm văn phòng, cho các doanh nghiệp thuê làm đại diện văn phòng hoặc làm trụ sở công ty.

Nếu như chung cư là những nơi để cho cư dân sinh sống, thì cao ốc là nơi làm việc của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Không giống như thiết kế của các căn hộ cao cấp, cao ốc chủ yếu thiết kế mô hình văn phòng để cho doanh nghiệp thuê và hoạt động có hiệu quả hơn.

Văn phòng (hay công sở): là tên gọi chỉ chung về một phòng hoặc khu vực làm việc khác trong đó mọi người làm việc hay là những tòa nhà được thiết kế, bố trí để sử dụng hoặc cho thuê đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động văn phòng (liên quan đến giấy tờ, sổ sách, máy vi tính….), Văn phòng cũng có thể biểu thị một vị trí hay một bộ phận trong một tổ chức với các nhiệm vụ cụ thể gắn liền với các hoạt động liên quan đến những công việc chung, đối nội, đối ngoại, quản lý công sở của tổ chức đó (Văn phòng Sở, hay văn phòng được đặt trong các cơ quan, tổ chức, công ty và thường có các chức danh Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng…). Thời Trung Cổ (1000-1300) văn phòng đã được manh nha hình thành và là nơi mà hầu hết các lá thư của triều đình, các văn bản luật pháp đã được sao chép và lưu giữ.

Mục đích thẩm định giá

Thẩm định giá trị nhà ở riêng lẻ, chung cư, văn phòng, cao ốc, văn phòng phục vụ các mục đích:

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

Hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định nhà ở riêng lẻ, chung cư, văn phòng, cao ốc, văn phòng cần chuẩn bị

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản đồ hiện trạng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
Thẩm định giá nhà xưởng và công trình xây dựng
Thẩm định giá nhà xưởng và công trình xây dựng – Thẩm định giá Thành Đô

Thẩm định giá nhà xưởng: Nhà xưởng thép, nhà xưởng gỗ…Thẩm định giá công trình xây dựng: Khách sạn, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn (so với cửa hàng), có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa.

 Phân loại nhà xưởng

Các loại nhà xưởng: Nhà xưởng có thể xây dựng từ thép, gỗ nhưng hiện nay chủ yếu làm theo kiểu nhà thép mang do có các tính năng ưu việt hơn cả với những đặc điểm sau:

a, Tính bền vững

  • Nhà thép giúp quá trình sản xuất liên tục, không bị ngưng trệ hay ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu như mưa, bão, tuyết, hay động đất…
  • Cấu tạo bằng Kết cấu thép giúp chống lại các rủi ro hỏa hạn có thể xảy ra, nhà xưởng gỗ không có ưu điểm này.
  • Chống sự thấm nước và côn trùng tấn công: Khác với các cấu trúc nhà gỗ, thép là chất liệu bền, chống lại sự thấm nước hay côn trùng và những yếu tố gây ra hư hại cho nhà xưởng. Mặt khác, thép là chất liệu cực bền, không dễ bị oằn, uốn cong bởi yếu tố nhiệt độ, giữ cho cấu trúc nhà xưởng luôn bền vững theo thời gian.

b, Thân thiện với môi trường

Để xây lắp một nhà xưởng gỗ cần rất nhiều thân cây với bản chất gỗ tốt. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài động vật cũng như con người. Do vậy, sắt thép là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ môi trường tự nhiên.

  • Thời gian xây lắp nhanh, chi phí lắp đặt tiết kiệm, bảo hành lâu dài.
  • Tùy theo quy mô, nhà xưởng có thể được hoàn thành trong vòng vài tháng, quá trình tháo gỡ, di dời chỉ trong vài tuần.
  • Nhà thép được xây dựng bảo trì trong thời gian dài, các kết cấu được sơn lại bảo đảm độ bền cho hoạt động tối ưu của nhà thép.
  • Chi phí xây lắp đặt nhà thép có thể cao hơn nhà gỗ, nhưng độ bền, thời gian sử dụng và các đặc tính ưu việt trên là nền tảng để nhà thép là lựa chọn tối ưu cho các công ty.

Định giá công trình xây dựng
Công trình xây dựng là gì? Thẩm định giá công trình xây dựng

Công trình xây dựng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014: Công trình xây dựng là  sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Phân loại công trình xây dựng:

a, Công trình dân dụng

  • Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
  • Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thương nghiệp, dịch vụ, nhà làm việc, khách sạn, nhà khách, nhà phục vụ giao thông, nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình, nhà ga, bến xe, công trình thể thao các loại

b, Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử – tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

c, Công trình giao thông gồm:

  • Công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, cầu, cầu, sân bay.

d, Công trình thủy lợi gồm:

  • Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

e, Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm:

  • Công trình cấp nước, thoát nước;
  • Nhà máy xử lý nước thải,
  • Công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải;
  • Công trình chiếu sáng đô thị.

Mục đích thẩm định giá

Mục đích thẩm định giá nhà Xưởng và công trình xây dựng

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

Hồ sơ thẩm định giá

Hồ sơ thẩm định giá nhà xưởng và công trình xây dựng

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Thẩm định giá đất đai
Thẩm định giá đất đai – Thẩm định giá Thành Đô

Đất đai cung cấp nền tảng cho các hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế của con người. Đất đai được xem như một loại hàng hóa hữu hình và là nguồn gốc của giá trị tài sản. Vì vậy thẩm định giá đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với các bên liên quan phục vụ mục đích chính đáng của các bên, từ đó thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Khái niệm đất đai

Khái niệm đất đai đối với luật gia: Đất đai là một vùng đất có ranh giới với khoảng không gian ở trên và bên dưới đất. Những thứ ở trên phần đất đai đó đều thuộc quyền sở hữu của người có đất đó. Nó thể hiện quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất.

Khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013: Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

Hiện nay có rất nhiều loại đất khác nhau: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất cho thuê trả tiền một lần, đất cho thuê trả tiền hàng năm, đất dự án, đất sản xuất kinh doanh… Đất nắm vai trò quan trọng cho đời sống của từng cá nhân, tổ chức, xã hội và từng quốc gia sẽ có ranh giới sở hữu đất đai riêng.

Đối với luật pháp Việt Nam là mỗi cá nhân tổ chức có quyền sở hữu, chuyển nhượng, sang tên cho tặng, cho thuê đất đai của mình và được luật pháp bảo hộ và công nhận. Bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai đều bị truy cứu

Nhà nước có quyền cao nhất trong việc sử dụng đất:

  • Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất
  • Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
  • Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
  • Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đấtư
  • Nhà nước quyết định giá đất
  • Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai
  • Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
  • Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai

Mục đích thẩm định giá đất

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

Hồ sơ thẩm định giá đất đai 

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản đồ hiện trạng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ

Phương pháp thẩm định giá đất

Theo thông tư số 145/2016/TT-BTC Bộ tài chính ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2016 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 11 Thẩm định giá bất động sản là đất gồm có 5 phương pháp cơ bản như sau:

  • Phương pháp so sánh;
  • Phương pháp chiết trừ;
  • Phương pháp vốn hóa trực tiếp;
  • Phương pháp dòng tiền chiết khấu;
  • Phương pháp thặng dư.

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của bất động sản là đất thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các bất động sản là đất so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.

Phương pháp chiết trừ là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng vốn hóa phù hợp.

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp này được sử dụng để xác định giá trị của đất dựa trên thu nhập hoặc khả năng mang lại thu nhập trong trường hợp mảnh đất đó không được sử dụng hoặc cho người sở hữu trực tiếp sử dụng.

Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị ước tính của phát triển giả định của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi tất cả các chi phí dự kiến phát sinh (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó.

Khi tiến hành thẩm định giá đất đai, thẩm định viên có thể áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp theo từng thời điểm, loại đất,  trường hợp áp dụng cụ thể.

Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh

Công ty thẩm định giá tại Trà Vinh
Công ty thẩm định giá tại Trà Vinh – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh) – Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với rất nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển. Tỉnh Trà Vinh được ưu tiên đầu tư và Khu kinh tế Định An là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển của cả nước được Chính phủ chọn để thành lập khu kinh tế. Tại Đề án phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, tỉnh Trà Vinh đã xác định mục tiêu trở thành một trong những tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2030.

Trà Vinh với hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước. Bênh cạnh đó Trà Vinh là tỉnh phát triển cao của vùng; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, kết nối hiệu quả với vùng và cả nước, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh góp phần phát triển kinh tế địa phương… Hiện nay, Trà Vinh đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thấu hiểu được vai trò thẩm định giá đối với nền kinh tế tỉnh Trà Vinh, Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín tại tỉnh được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, đánh giá cao.

1. Dịch vụ thẩm định giá tài sản tại Trà Vinh

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá uy tín thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và theo quy định pháp luật liên quan. Thấu hiểu được vai trò đặc biệt quan trọng của dịch vụ thẩm định giá đối với tỉnh Trà Vinh nói riêng và Việt Nam nói chung. Công ty cổ phẩn Thẩm định giá Thành Đô đã thành lập văn phòng thẩm định giá tại Trà Vinh cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm:

  • Thẩm định giá trị bất động sản: Đất đai; Lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá trị Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định giá trị dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá trị tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá trị vô hìnhTài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Dịch vụ thẩm định giá tại Trà Vinh

2. Mục đích thẩm định giá tại Trà Vinh

Mục đích định giá tài sản tại Trà Vinh phản ánh nhu cầu chính đáng sử dụng tài sản thẩm định giá cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Mục đích thẩm định giá tại Trà Vinh bao gồm:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước; cơ sở tính tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất;
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách, phá sản, mua bán doanh nghiệp; thành lập Doanh nghiệp;
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Làm căn cứ thế chấp vay vốn Ngân hàng, bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án; hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm căn cứ xét xử và thi hành án dân sự, án hình sự, án hành chính liên quan đến giá trị quyền, lợi ích có trong tài sản của các bên liên quan;
  • Làm căn cứ dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ
  • Làm căn cứ tư vấn đầu tư và ra quyết định; nghiên cứu thị trường; phân tích khả thi; phân tích lợi nhuận; xác định giá trị chứng khoán; lập báo cáo tài chính; lập kế hoạch làm việc; khiếu nại; yêu cầu giảm thuế
  • Chứng minh tài sản, du học, định cư, du lịch….;
  • Tham khảo giá thị trường;
  • Các mục đích khác

3. Phương pháp thẩm định giá tài sản tại Trà Vinh

Căn cứ vào đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản phải phù hợp với thị trường. Hiện nay Thẩm định giá tài sản tại tỉnh Trà Vinh được các thẩm định viên thường xuyên sử dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá gồm: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng với mỗi cách tiếp cận gồm các phương pháp gồm:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế; phương pháp chi phí tái tạo
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: dòng tiền chiết khấu; vốn hóa trực tiếp

Bên cạnh đó đối với thẩm định giá bất động sản thẩm định viên áp dụng phương pháp thặng dư. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị phát triển ước tính của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi các chi phí dự kiến phát sinh hợp lý (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó (tổng chi phí phát triển).

4. Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Trà Vinh với môi trường chuyên nghiệp, năng động và đoàn kết. Thành Đô luôn đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đối với một Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp. Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển của mỗi các nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đang từng bước hội nhập khu vực và thế giới trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.

Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cùng với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Thẩm định giá Thành Đô đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Bảng giá đất thành phố Hà Nội 2025

Bảng giá đất Hà Nội 2025
Bảng giá đất thành phố Hà Nội 2025

(TDVC Bảng giá đất Hà Nội 2025) – Bảng giá đất được cập nhật hàng năm, xác định giá sát với thị trường. Luật Đất đai 2024 cho phép các địa phương áp dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31/12/2025, sau đó áp dụng bảng giá đất mới từ 1/1/2026. Ngày 20/12/2025 UBND Thành phố Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, có hiệu lực ngay lập tức và được áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

TẢI BẢNG GIÁ ĐẤT HÀ NỘI 2025: TẠI ĐÂY

Bảng giá đất này được áp dụng cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 159 và các trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai 2024, cụ thể:

  • Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;
  • Tính thuế sử dụng đất;
  • Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
  • Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai;
  • Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng;
  • Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;
  • Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

Theo Luật Đất đai 2024, Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất. Trong quá trình thực hiện, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.

Bạn đang đọc bài viết: “Bảng giá đất thành phố Hà Nội 2025 tại chuyên mục Tin Công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025

Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025
Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025) – Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô xin thông báo thời gian nghỉ Tết dương lịch 2025 tới CBNV công ty, Quý khách hàng và Quý đối tác như sau:

  • Thời gian nghỉ: Thứ 4, ngày 01/01/2025
  • Thời gian đi làm trở lại: Thứ 5, ngày 02/01/2025

– Trước khi ra về CBNV tắt tất cả các thiết bị điện trong khu vực làm việc

– Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc.

Toàn thể CBNV công ty chấp hành nghiêm chỉnh nội quy lao động: Đi làm việc đầy đủ và đúng giờ sau thời gian nghỉ Lễ quy định của Công ty Đề nghị các phòng/ban, chi nhánh, văn phòng thông báo cho nhân viên được biết và thực hiện.

Thẩm định giá Thành Đô kính chúc Quý khách hàng, quý đối tác cùng toàn thể CBNV một kỳ nghỉ tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và người thân!

Bạn đang đọc bài viết: “Thông báo lịch nghỉ Tết dương lịch 2025 tại chuyên mục Tin Công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng

Công ty thẩm định giá tại Sóc Trăng
Công ty thẩm định giá Thành Đô, công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng

(TDVC Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng) – Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trong những năm qua tỉnh Sóc Trăng không ngừng phát triển về kinh tế – xã hội với các doanh nghiệp gồm nhiều lĩnh vực như: chế biến thủy, hải sản thuộc tốp đầu cả nước, phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Sóc Trăng với hoạt động sản xuất, thương mại diễn ra liên tục, các hoạt động xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Tỉnh cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, với hệ thống giao thông đã và đang đầu tư đồng bộ, mạnh mẽ sẽ tạo đà cho kinh tế của tỉnh Sóc Trăng hội nhập phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó góp phần gúp tỉnh bứt tốc trở thành nền kinh tế vứng mạnh của khu vực và đất nước.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu thẩm định giá tài sản tại tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển phục vụ mục đích cho các bên liên quan như: vay vốn ngân hàng, mua bán, đầu tư, kinh doanh, cho thuê… Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín tại tỉnh Sóc Trăng được các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp tin tưởng và đánh giá cao.

1. Dịch vụ thẩm định giá tại Sóc Trăng

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá uy tín thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và theo quy định pháp luật liên quan. Thấu hiểu được vai trò đặc biệt quan trọng của dịch vụ thẩm định giá đối với tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung. Công ty cổ phẩn Thẩm định giá Thành Đô đã thành lập văn phòng thẩm định giá tại Sóc Trăng cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm:

  • Thẩm định giá trị bất động sản: Đất đai; Lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá trị Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định giá trị dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá trị tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá trị vô hình: Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

2. Mục đích thẩm định giá tại Sóc Trăng

Mục đích định giá tài sản tại Sóc Trăng phản ánh nhu cầu chính đáng sử dụng tài sản thẩm định giá cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Mục đích thẩm định giá tại Sóc Trăng bao gồm:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước; cơ sở tính tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất;
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách, phá sản, mua bán doanh nghiệp; thành lập Doanh nghiệp;
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Làm căn cứ thế chấp vay vốn Ngân hàng, bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án; hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm căn cứ xét xử và thi hành án dân sự, án hình sự, án hành chính liên quan đến giá trị quyền, lợi ích có trong tài sản của các bên liên quan;
  • Làm căn cứ dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ
  • Làm căn cứ tư vấn đầu tư và ra quyết định; nghiên cứu thị trường; phân tích khả thi; phân tích lợi nhuận; xác định giá trị chứng khoán; lập báo cáo tài chính; lập kế hoạch làm việc; khiếu nại; yêu cầu giảm thuế
  • Chứng minh tài sản, du học, định cư, du lịch….;
  • Tham khảo giá thị trường;
  • Các mục đích khác

3. Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá

Căn cứ vào đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản phải phù hợp với thị trường. Hiện nay Thẩm định giá tài sản tại tỉnh Sóc Trăng được các thẩm định viên thường xuyên sử dụng ba cách tiếp cận: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng với mỗi cách tiếp cận gồm các phương pháp gồm:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế; phương pháp chi phí tái tạo
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: dòng tiền chiết khấu; vốn hóa trực tiếp

Bên cạnh đó đối với thẩm định giá bất động sản thẩm định viên áp dụng phương pháp thặng dư. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị phát triển ước tính của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi các chi phí dự kiến phát sinh hợp lý (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó (tổng chi phí phát triển).

thẩm định giá tại Sóc Trăng

4. Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Sóc Trăng với môi trường chuyên nghiệp, năng động và đoàn kết. Thành Đô luôn đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đối với một Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp. Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển của mỗi các nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đang từng bước hội nhập khu vực và thế giới trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.

Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cùng với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Thẩm định giá Thành Đô đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Chuẩn mức thẩm định giá là gì? Các cơ sở giá trị thẩm định giá

Cơ sở giá trị thẩm định giá
Chuẩn mức thẩm định giá là gì? Các cơ sở giá trị thẩm định giá

(TDVC Cơ sở giá trị thẩm định giá) – Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam là những quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá. Việc tuân thủ chuẩn mực thẩm định giá và cơ sở giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình thẩm định giá tại Việt Nam.

Cơ sở giá trị đóng vai trò nền tảng của hoạt động thẩm định giá. Cơ sở giá trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, áp dụng các thông tin đầu vào, đưa ra giả thiết và quan điểm về giá trị của tài sản. Việc xác định cơ sở giá trị căn cứ vào mục đích thẩm định giá và tình huống (thực tế hoặc dự kiến) diễn ra giao dịch. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để xác định cơ sở giá trị phù hợp với mục đích thẩm định giá.

1. Chuẩn mực thẩm định giá gì?

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam là những quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá.

2. Các cơ sở giá trị thẩm định giá

Cơ sở giá trị bao gồm nhưng không giới hạn trong các loại cơ sở giá trị sau: Giá trị thị trường, Giá trị thuê thị trường, Giá trị đầu tư, Giá trị bắt buộc phải bán, Giá trị ngang bằng. Cơ sở giá trị hợp lý được quy định tại pháp luật Việt Nam về lập báo cáo tài chính và hướng dẫn tại Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.

2.1. Giá trị thị trường

Giá trị thị trường là khoản tiền ước tính để tài sản có thể được giao dịch tại thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng mua và người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan, độc lập, sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị thị trường thể hiện mức giá hợp lý có khả năng đạt được trên một thị trường vào thời điểm thẩm định giá và phù hợp với khái niệm giá trị thị trường. Đây là một mức giá ước tính mà không phải là một khoản tiền được ấn định trước hay là giá bán thực tế.

Giá trị tài sản cần gắn với thời điểm thẩm định giá và đây là thời điểm xác định cụ thể do các điều kiện thị trường có thể thay đổi theo thời gian, dẫn tới giá trị thẩm định giá ước tính có thể không phù hợp tại thời điểm khác thời điểm thẩm định giá.

Giá trị thị trường được ước tính trong một thị trường mở và cạnh tranh, nơi các bên tham gia thị trường được tự do quyết định hành vi mua bán. Thị trường ở đây có thể là thị trường quốc tế hoặc thị trường trong nước. Thị trường có thể bao gồm nhiều người mua và người bán, hoặc có thể là thị trường có số lượng người tham gia thị trường hạn chế.

2.2. Giá trị thuê thị trường

Giá trị thuê thị trường là khoản tiền ước tính để được thuê một quyền lợi từ bất động sản tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng cho thuê và người sẵn sàng thuê theo các điều khoản thuê thích hợp trong một giao dịch khách quan, độc lập sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị thuê thị trường có thể được sử dụng làm cơ sở giá trị thẩm định giá khi thẩm định giá một hợp đồng cho thuê hoặc một quyền lợi do hợp đồng thuê tạo ra. Trong trường hợp này, cần phải xem xét, đánh giá sự khác nhau giữa giá thuê theo hợp đồng và giá thuê thị trường.

Để tính toán giá trị thuê thị trường, thẩm định viên cần xem xét các yếu tố sau:

  • Trường hợp xác định giá trị thuê của một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện của hợp đồng phải là các điều khoản thuê phù hợp với các quy định của pháp luật;
  • Trường hợp xác định giá trị thuê không thuộc một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện giả định của hợp đồng thuê giả định này phải được thị trường chấp nhận cho từng loại bất động sản giữa các bên tham gia thị trường vào ngày thẩm định giá.

2.3 Giá trị đầu tư

Giá trị đầu tư là số tiền ước tính tại thời điểm thẩm định giá của một tài sản đối với một chủ sở hữu cụ thể hoặc chủ sở hữu tiềm năng cho hoạt động đầu tư cụ thể hoặc các mục đích hoạt động cụ thể.

Giá trị đầu tư là cơ sở giá trị có tính đặc thù cho một đối tượng cụ thể. Cơ sở giá trị này phản ánh những lợi ích mà chủ sở hữu này nhận được từ việc nắm giữ tài sản đó. Giá trị đầu tư thường phản ánh các tình huống và mục tiêu tài chính của đối tượng cụ thể mà việc thẩm định giá hướng đến. Giá trị đầu tư cũng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư.

2.4. Giá trị bắt buộc phải bán

Giá trị bắt buộc phải bán phản ánh giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá trong trường hợp người bán bắt buộc phải bán tài sản trong một thời gian hạn chế, dẫn tới không thực hiện được việc tiếp thị đầy đủ và người mua có thể không được kiểm tra về nhiều mặt liên quan đến tài sản một cách đầy đủ. Bắt buộc phải bán là tình huống mà giao dịch dự kiến được diễn ra.

Giá có thể đạt được trong một giao dịch bắt buộc phải bán phụ thuộc vào bản chất áp lực bán của người bán và lý do việc tiếp thị đầy đủ không thể thực hiện được. Việc xác định giá trị bắt buộc phải bán chi thực hiện được khi có những giả định hợp lý về hậu quả của việc khó hoặc không thể bán được trong một thời gian nhất định do các hạn chế từ phía người bán.

2.5. Giá trị ngang bằng

Giá trị ngang bằng là mức giá ước tính cho việc chuyển nhượng của tài sản giữa hai bên đã được xác định cụ thể, có hiểu biết và sẵn sàng mua bán tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá; mức giá này phản ánh lợi ích tương ứng của các bên.

Giá trị ngang bằng yêu cầu đánh giá mức giá hợp lý giữa hai bên cụ thể, xác định có tính đến các lợi thế và bất lợi tương ứng mà mỗi bên sẽ có được khi thực hiện giao dịch.

2.6. Giả thiết và giả thiết đặc biệt

Khi xác định cơ sở giá trị thẩm định giá, các giả thiết và giả thiết đặc biệt có thể được đưa ra để làm rõ trạng thái của tài sản trong giao dịch giả định hoặc tình huống mà tài sản đó giả định sẽ được giao dịch.

Những giả thiết và giả thiết đặc biệt đưa ra phải hợp lý và phù hợp với mục đích thẩm định giá.

Giả thiết có thể được đưa ra đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế này.

Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác do hạn chế của việc thu thập thông tin.

Giả thiết đặc biệt là giả thiết về tình trạng của tài sản khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tuy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.

Các giả thiết đặc biệt cần phải được thông báo với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và có sự đồng thuận bằng văn bản của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, đồng thời đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Nếu việc tiến hành thẩm định giá trên cơ sở một giả thiết đặc biệt khiến cho việc thẩm định giá trở nên không khả thi thì cũng cần loại bỏ giả thiết đặc biệt này./.

Bản chất và nguồn gốc của các thông tin đầu vào cho quá trình thẩm định giá cần phù hợp với cơ sở giá trị được lựa chọn.

Bạn đang đọc bài viết: “Chuẩn mức thẩm định giá là gì? Các cơ sở giá trị thẩm định giá tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn

Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn
Công ty cổ phần thẩm định giá Thành Đô – Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn

(TDVC Thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn) – Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là cửa ngõ phía Bắc giao lưu với quốc tế, nơi khởi nguồn của con đường huyết mạch xuyên Việt. Trong những năm qua Lạng Sơn luôn phát huy tiềm năng, thế mạnh biên giới, cửa khẩu với Trung Quốc để phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển giao thông liên vùng, quốc tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, nhu cầu thẩm định giá tài sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung. Thẩm định giá tài sản tại Lạng Sơn là là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện. Từ đó giúp khách hàng có những quyết định kinh doanh, đầu tư minh bạch trên thị trường.

Tỉnh Lạng Sơn với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; hệ thống đô thị hiện đại. Hiện nay tỉnh có các tuyến đường, quốc lộ quan trọng như 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, phía Nam là Bắc Giang và phía Bắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 1 cửa khẩu chính Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ. Lạng Sơn là địa phương có hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt phát triển hàng đầu Việt Nam, điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc – Việt Nam – các nước ASEAN và các nước trên thế giới.

Về kinh tế, tỉnh đã tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh biên giới, cửa khẩu với Trung Quốc để phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển giao thông liên vùng, quốc tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, công nghiệp xanh, an toàn và hiện đại, liên kết đồng bộ, tham gia các chuỗi giá trị trong điều kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.

Theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo không gian phát triển mới cho Lạng Sơn giúp địa phương này tăng tốc phát triển mạnh về kinh tế, sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực…

Dịch vụ thẩm định giá tại Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới, cửa ngõ kết nối Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc. Tỉnh tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó góp phần thúc đẩy tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc kết nối giao thương của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thấu hiểu được tầm quan trọng của thẩm định giá đối với nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Công ty Thẩm định giá Thành Đô – Văn phòng tại Lạng Sơn đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Lạng Sơn và được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đánh giá cao gồm:

  • Thẩm định giá trị bất động sản: Đất đai; Lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá trị Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định giá trị dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá trị tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá trị vô hìnhTài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn

Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam trên 2 tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh – Singapore), là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN. Lạng Sơn có đường biên giới với Quảng Tây – Trung Quốc dài trên 231 km. Lạng Sơn cách Nam Ninh là thủ phủ của Quảng Tây, Trung Quốc khoảng 230 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km. 

Thấu hiểu được tầm quan trọng của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển kinh tế – xã hội trên toàn quốc. Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô đã và đang là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Lạng Sơn. Với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng liên quan đến các hoạt động góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, vay vốn ngân hàng…

Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cùng với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Thẩm định giá Thành Đô đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá Thành Đô tuyển dụng thẩm định giá toàn quốc Quý 1 năm 2025

Tuyển dụng thẩm định giá quý 1 năm 2025
Công ty Thẩm định giá Thành Đô tuyển dụng thẩm định giá quý 1 năm 2025

(TDVC Tuyển dụng thẩm định giá toàn quốc Quý 1 năm 2025) – Để đáp ứng nhu cầu phát triển năm 2025, Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô tuyển dụng nhân sự cho Quý 1 năm 2025 trên toàn quốc cụ thể như sau:

1. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 05 chuyên viên thẩm định giá
  • Thành phố Cần Thơ: 03 chuyên viên thẩm định giá
  • Tỉnh Trà Vinh: 02 chuyên viên thẩm định giá
  • Tỉnh Sóc Trăng: 02 chuyên viên thẩm định giá
  • Tỉnh Đồng Tháp: 02 chuyên viên thẩm định giá
  • Tỉnh Bình Thuận: 02 chuyên viên thẩm định giá
  • Tỉnh Kiên Giang: 02 chuyên viên thẩm định giá
  • Tỉnh Lạng Sơn: 02 chuyên viên thẩm định giá

2. YÊU CẦU NĂNG LỰC

– Nhiệm vụ:

  • Tư vấn khách hàng về dịch vụ thẩm định giá;
  • Khảo sát thu thập thông tin thị trường;
  • Nghiên cứu thị trường lập báo cáo thẩm định giá;
  • Hoàn thiện hồ sơ theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam.

– Yêu cầu:

  • Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực: Thẩm định giá, tài chính, kiểm toán, ngân hàng, bất động sản, kinh tế, xây dựng, luật…
  • Năng lực: Có kiến thức, nhiệt huyết, đam mê về mảng thẩm định. Khả năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng văn phòng, email, internet…
  • Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá là lợi thế; kinh nghiệm về bất động sản máy móc thiết bị; xây dựng; tài chính…

3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ

  • Được đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh về ngành Thẩm định giá, hỗ trợ chuyên sâu cho nhân viên chưa có kinh nghiệm.
  • Lương cứng: Thỏa thuận
  • Hoa hồng: Được hưởng hoa hồng theo quy định Công ty
  • Các chế độ khác theo luật định, đóng BHXH, BHYT, TCTN…
  • Các chế độ nghỉ mát, thưởng cuối năm.
  • Lương thưởng hàng tháng
  • Làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động và thân thiện.
  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – sáng thứ 7 (Sáng 8h00- 12h00, chiều 13h30 – 17h30)

4. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ & PHỎNG VẤN:

Nộp trực tiếp tại các chi nhánh, văn phòng:

  • CN Hồ Chí Minh: Tầng 3, Số 353 – 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Cần Thơ: Tầng 4, tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, TP. Cần Thơ
  • VP Sóc Trăng: số 90 Trần Thủ Độ, (KDC 586), Phường 2, TP, Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
  • VP Trà Vinh: A4-29, đường Hoa Đào, Khu Đô Thị Mới Trà Vinh, phường 4, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
  • VP Đồng Tháp: Số 10 đường Điện Biên Phủ, phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
  • VP Bình Thuận: Hẻm 58 Lê Quý Đôn, phường Phú Thuỷ, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
  • VP Lạng Sơn: Số 141 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
  • VP Kiên Giang (Phú Quốc): Kp9 đường Trần Phú, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Nộp hồ sơ phỏng vấn qua Email: info@tdvc.com.vn

Liên hệ phỏng vấn: 0985.103.666 

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Thành Đô tuyển dụng thẩm định giá toàn quốc Quý 1 năm 2025tại chuyên mục tin Tuyển dụng của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

4 cách kiểm tra nhà đất có thuộc quy hoạch hay không?

Cách kiểm tra nhà đất có bị quy hoạch không
4 cách kiểm tra nhà đất có thuộc quy hoạch hay không? – Thẩm định giá Thành Đô

(4 cách kiểm tra nhà đất có thuộc quy hoạch hay không?) – Kiểm tra nhà đất có thuộc quy hoạch là việc cần thiết trước khi thực hiện giao dịch về nhà đất để tránh rủi ro. Có nhiều cách kiểm tra thông tin quy hoạch như qua mạng, xem trực tiếp quy hoạch hoặc lấy thông tin từ cơ quan có thẩm quyền.

Cách kiểm tra nhà đất có thuộc quy hoạch không

Theo Điều 75 Luật đất đai 2024 quy định phải công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

(1). Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

(2). Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.

(3). Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố công khai đến người dân, người sử dụng đất tại địa bàn xã.

(4). Thời điểm, thời hạn phải công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây:

a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai;

b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công khai trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

(5). Tài liệu công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

a) Văn bản phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Báo cáo thuyết minh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;

c) Bản đồ về quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.”

Theo quy định trên, để biết thửa đất có thuộc quy hoạch hay không thì người dân có các cách kiểm tra như sau:

  • Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.
  • Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
  • Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.
  • Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai (hướng dẫn chi tiết ở phần sau).

Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai

Căn cứ Điều 59 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, các hình thức khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai gồm:

  • Khai thác trực tuyến trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, qua dịch vụ tin nhắn SMS, qua dịch vụ web service và API; khai thác qua các tiện ích, ứng dụng tạo ra sản phẩm, giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
  • Khai thác trực tuyến tại trụ sở cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
  • Khai thác qua các hình thức khác theo quy định.

Tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng để kiểm tra tình trạng pháp lý thửa đất thì hộ gia đình, cá nhân nên sử dụng hình thức khai thác thông tin thông qua phiếu yêu cầu.

Để khai thác thông tin đất đai, kiểm tra đất thuộc quy hoạch thế chấp, tranh chấp không thì người yêu cầu phải tải phiếu yêu cầu theo Mẫu số 13/ĐK được ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu yêu cầu thì tích vào ô thông tin cần biết theo nhu cầu.

Sau khi điền xong thông tin thì tổ chức, cá nhân thực hiện theo trình tự sau (Điều 60 Nghị định 101/2024/NĐ-CP):

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

Người yêu cầu nộp đến cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo một trong các phương thức là:

  • Nộp trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
  • Nộp trực tiếp hoặc gửi bằng đường công văn, điện tích, dịch vụ bưu chính;
  • Nộp qua các phương tiện điện tử khác.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai thực hiện các công việc:

– Tiếp nhận, xử lý và thông báo phí, giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho tổ chức/cá nhân.

– Nếu từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do và trả lời trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Lưu ý: 04 trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể.

– Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân.

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi tổ chức/cá nhân thực hiện nộp phí, cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Thời gian thực hiện:

Căn cứ khoản 5 Điều 60 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời hạn cung cấp thông tin được quy định như sau:

  • Đối với thông tin, dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai: Cung cấp ngay trong ngày làm việc. Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
  • Đối với thông tin, dữ liệu không có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai: Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ phải cung cấp thông tin hoặc gửi thông báo về việc gia hạn thời gian cung cấp thông tin.

Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, tổng hợp, phân tích hoặc lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan thì có thể gia hạn nhưng tối đa không được quá 15 ngày làm việc.

Bạn đang đọc bài viết: “4 cách kiểm tra nhà đất có thuộc quy hoạch hay không? tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

thu thập phân tích thông tin thẩm định giá
Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

(TDVC Thu thập phân tích thông tin thẩm định giá) – Thẩm định giá tài sản là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

1. Thu thập thông tin

Thông tin cần thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm thông tin về các đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật, thông tin về thị trường và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá.

Trường hợp tài sản thẩm định giá là quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai, cần thu thập thông tin về việc xác lập sở hữu và hình thành các tài sản này, về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện thẩm định giá tài sản. Việc thu thập thông tin phải khách quan, đúng thực tế, phải có tính hệ thống, phù hợp với tài sản thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá và phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

Người thực hiện hoạt động thẩm định giá chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thu thập thông tin và phải thể hiện kết quả thu thập thông tin trong hồ sơ thẩm định giá theo quy định.

Trường hợp người thu thập thông tin không phải là người thực hiện hoạt động thẩm định giá thì người thực hiện hoạt động thẩm định giá có trách nhiệm phân công và hướng dẫn để người thu thập thông tin thực hiện việc thu thập thông tin theo quy định.

Người thu thập thông tin chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của thông tin, số liệu do mình đã thu thập. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá chịu trách nhiệm về việc xem xét, đánh giá, phân tích và sử dụng thông tin được thu thập để thực hiện thẩm định giá tài sản theo quy định.

Thông tin về tài sản thẩm định giá được thu thập tại thời điểm thẩm định giá. Các thông tin thu thập sau thời điểm thẩm định giá chỉ được sử dụng để tham khảo nhằm phân tích, đánh giá những biến động về giá của tài sản thẩm định giá (nếu cần).

Trường hợp phát sinh những hạn chế mà không thể khắc phục đối với việc thu thập thông tin vì lý do khách quan, bất khả kháng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá và việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá, người thu thập thông tin phải báo cáo với người thực hiện hoạt động thẩm định giá để người thực hiện hoạt động thẩm định giá phản ánh rõ nội dung này tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá.

Đối với những thông tin thu thập thuộc danh mục thông tin phải bảo đảm bí mật hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi nhất định theo các quy định của pháp luật, như các thông tin chưa được phép công bố, các thông tin là bí mật nhà nước, người thu thập thông tin cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khi thu thập và sử dụng các thông tin này.

1.1. Các nguồn thông tin thu thập

Các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm:

  • Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý (như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền quản lý và các quyền khác liên quan đến tài sản), đặc điểm kinh tế – kỹ thuật (bao gồm quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, sửa chữa và nâng cấp tài sản) và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin này;
  • Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá;
  • Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có);
  • Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá;
  • Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có)
  • Các nguồn thông tin khác (nếu có).

Nguồn thông tin thu thập cần được nêu rõ trong hồ sơ thẩm định giá kèm theo lý do và đánh giá về sự phù hợp của nguồn thông tin này với yêu cầu thẩm định giá tài sản.

1.2. Cách thức thu thập thông tin

Các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá:

  • Đề nghị tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp đầy đủ và kịp thời các hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá, bao gồm cả tài liệu về quá trình sử dụng, vận hành và khai thác tài sản, các tài liệu về sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá xác nhận bằng văn bản đối với các nội dung thông tin do mình cung cấp;
  • Khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá:

Người thu thập thông tin trực tiếp tiến hành khảo sát và ghi chép đầy đủ các đặc điểm và hiện trạng của tài sản, các thông tin và yếu tố có ảnh hưởng lớn đến giá trị của tài sản; chụp ảnh tài sản và những hình ảnh để minh chứng về hiện trạng của tài sản; lập biên bản khảo sát hiện trạng tài sản. Biên bản khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá phải có chữ ký của người thu thập thông tin và tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.

Đối với tài sản thẩm định giá là doanh nghiệp, tài sản vô hình, tài sản tài chính, dịch vụ, tài sản hình thành trong tương lai: người thu thập thông tin tiến hành khảo sát hiện trạng những tài sản, bộ phận cấu thành tài sản mà có thể thực hiện được việc khảo sát trực tiếp trong thực tế.

Các trường hợp không cần thực hiện khảo sát hiện trạng tài sản nếu người thu thập thông tin nêu được đầy đủ lý do về việc không thể khảo sát tài sản, gồm:

  • Tài sản thẩm định giá là máy móc, thiết bị, dụng cụ mới hoặc dịch vụ mà trên bảng danh mục đề nghị thẩm định giá hoặc trên nhãn mác hoặc tài liệu đính kèm đề nghị thẩm định giá có ghi đầy đủ thông tin về đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản; đồng thời, có các tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá đang giao dịch, mua bán trên thị trường;
  • Tài sản thẩm định giá bị mất, thất lạc hoặc bị hủy hoại hoàn toàn;
  • Tài sản thẩm định giá trong trường hợp không thể tiếp cận trực tiếp vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng và người thu thập thông tin phải nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá (nếu có). Người thực hiện thẩm định giá có trách nhiệm nêu rõ khả năng ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá (nếu có) tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá;

Sử dụng ý kiến tư vấn từ các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn giám định, thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản thẩm định giá;

Căn cứ đặc điểm của tài sản thẩm định giá, cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành được người thực hiện hoạt động thẩm định giá dự kiến lựa chọn, việc khảo sát thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản tại thời điểm thẩm định giá được thực hiện theo một trong các cách thức sau:

  • Phỏng vấn bằng một trong các hình thức sau: trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua email đối với các cá nhân, tổ chức có các thông tin về việc sở hữu, sử dụng và chuyển nhượng tài sản, như: chủ sở hữu; người sử dụng, vận hành, khai thác, bảo trì, sửa chữa tài sản; khách hàng; nhà cung cấp; nhà sản xuất; người tiêu dùng. Quá trình phỏng vấn và kết quả phỏng vấn phải được lập thành phiếu khảo sát và lưu trữ theo quy định tại Thông tư này;
  • Thu thập thông tin trên tờ khai hải quan hoặc hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua bán, báo giá, danh mục, tài liệu, báo cáo của các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan;
  • Thu thập thông tin qua phương tiện thông tin và truyền thông, như sách báo, tạp chí, ấn phẩm, bài viết, đánh giá của tổ chức nghiên cứu khoa học, các hiệp hội ngành hàng, các chuyên gia, các tổ chức đánh giá, xếp hạng trong nước và quốc tế; trên mạng internet; cổng thông tin điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình;

Thu thập thông tin qua cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin từ các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; các đơn giá, định mức chuyên ngành có liên quan đến tài sản thẩm định giá; các số liệu về kinh tế – xã hội, môi trường, quy hoạch và những nội dung khác có tác động đến giá trị của tài sản thẩm định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc quy định (nếu có);

Sử dụng các cách thức thu thập thông tin khác theo quy định.

Người thu thập thông tin thực hiện lưu trữ các bằng chứng thể hiện việc thu thập thông tin của mình theo quy định tại Chuẩn mực này và các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

  • Trường hợp quá trình thu thập thông tin sử dụng các phiếu khảo sát, phiếu điều tra, phiếu thu thập, phiếu đánh giá thì phải lưu trữ các phiếu này ghi rõ họ tên, chữ ký của người thu thập thông tin; trường hợp các thông tin thu thập về đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá thì ghi rõ họ tên, chữ ký của bên yêu cầu thẩm định giá;
  • Trường hợp sử dụng ý kiến tư vấn của các chuyên gia, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn thì phải lưu trữ văn bản tư vấn có kèm chữ ký của chuyên gia hoặc ký, đóng dấu của tổ chức tư vấn và hợp đồng dịch vụ tư vấn (nếu có);
  • Trường hợp sử dụng những thông tin thu thập từ trên mạng internet, thì phải dẫn chiếu cụ thể các đường dẫn liên kết đến thông tin thu thập, lưu trữ các hình ảnh để minh chứng cho việc đã thu thập, đồng thời lập phiếu thu thập thông tin về nội dung này. Phiếu thu thập thông tin phải có chữ ký của người thu thập thông tin.

1.3. Xem xét, đánh giá thông tin thu thập

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, người thực hiện hoạt động thẩm định giá xem xét và sử dụng các thông tin, số liệu tin cậy, phù hợp để đưa vào phân tích thông tin và áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

Đối với những thông tin từ hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp, trường hợp có sự khác nhau giữa các thông tin này với kết quả khảo sát hiện trạng tài sản hoặc trường hợp phát hiện tài liệu, hồ sơ không hoàn chỉnh, không đầy đủ và cần làm rõ hơn các nội dung thông tin để phục vụ cho việc thẩm định giá, cần kịp thời trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ.

  • Quá trình trao đổi để bổ sung tài liệu, hồ sơ hoặc làm rõ các nội dung thông tin phải bảo đảm tính khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, nghiêm cấm mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá và giá trị tài sản thẩm định giá.

Đối với những thông tin khác, cần có sự thẩm định, xem xét và đánh giá thận trọng việc sử dụng các thông tin này trên cơ sở phân tích, đánh giá về mức độ tin cậy, phù hợp của nguồn thông tin, đối tượng cung cấp thông tin, nội dung thông tin, thời điểm thu thập và cách thức thu thập thông tin đối với tài sản thẩm định giá.

2. Phân tích thông tin

Nội dung về phân tích thông tin phải được thể hiện trong báo cáo thẩm định giá. Trong quá trình phân tích thông tin, có thể đưa ra những giả thiết, giả thiết đặc biệt; nội dung về giả thiết, giả thiết đặc biệt thực hiện theo các quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá.

Các thông tin thu thập được phân tích theo các nhóm nội dung sau:

  • Phân tích những thông tin cơ bản về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá; mục đích thẩm định giá; thời điểm thẩm định giá; căn cứ pháp lý để thẩm định giá; cơ sở giá trị thẩm định giá;
  • Phân tích những thông tin về đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá;
  • Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá;
  • Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất (chỉ áp dụng với tài sản là bất động sản).

Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là việc sử dụng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản có thể là việc tiếp tục sử dụng tài sản với mục đích hiện tại hoặc với mục đích khác thay thế; do đó, cần phân tích và trình bày các lập luận chứng minh về khả năng sử dụng tài sản cho phù hợp với các yếu tố pháp lý, kinh tế – xã hội và tài chính để xác định mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản.

  • Phân tích thông tin về các nội dung có liên quan khác./.

Bạn đang đọc bài viết: “Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Trường hợp đất phi nông nghiệp không phải nộp thuế sử dụng đất

Trường hợp đất phi nông nghiệp không phải đóng thuế sử dụng đất
Trường hợp đất phi nông nghiệp không phải đóng thuế sử dụng đất – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Trường hợp đất phí nông nghiệp không phải nộp thuế) – Đất đai nói chung và đất phi nông nghiệp nói riêng là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Sử dụng đất đai có hiệu quả, là yếu tố quyết định sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế.

1. Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Theo Luật đất đai 2024, Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;

g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);

h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

i) Đất có mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác.

2. Trường hợp đất phi nông nghiệp không phải nộp thuế sử dụng đất?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC, đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm:

  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng
  • Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm: Đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
  • Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này.
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm:
  • Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp…

2.1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng

– Đất giao thông, thủy lợi bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước),…

– Đất xây dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm: Đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hoá, điểm bưu điện – văn hoá xã, phường, thị trấn, tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

– Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định bảo vệ.

– Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm:

  • Đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn;
  • Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên;
  • Đất trạm điện;
  • Đất hồ, đập thuỷ điện;
  • Đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hoả táng, lò hoả táng;
  • Đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép

2.2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm: Đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2.3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

2.4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

2.5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này.

Trường hợp này, đất phải thuộc diện đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận.

2.6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.

2.7. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm:

– Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;

– Đất làm căn cứ quân sự;

– Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

– Đất làm ga, cảng quân sự;

– Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

– Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;

– Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

– Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhân dân;

– Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

– Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.

2.8. Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp…

3. nguyên tắc sử dụng đất hiện nay

Tại Điều 5 Luật Đất đai 2024 quy định có 4 nguyên tắc sử dụng đất hiện nay, đó là:

  • Sử dụng đúng mục đích.
  • Bền vững, tiết kiệm, hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên ở trên bề mặt và trong lòng đất.
  • Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng đất không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học gây ô nhiễm, thoái hoá đất.
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn theo quy định pháp luật; không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và những người sử dụng đất xung quanh.

Bạn đang đọc bài viết: “Trường hợp đất phi nông nghiệp không phải nộp thuế sử dụng đất tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


VP LẠNG SƠN

Số 141 Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 

0985 103 666

0906 020 090

VP BÌNH THUẬN

Hẻm 58 Lê Quý Đôn, Phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.

0985 103 666

0906 020 090

VP SÓC TRĂNG

Số 90 Trần Thủ Độ, Phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

0985 103 666

0906 020 090

VP ĐỒNG THÁP

Số 10 Điện Biên Phủ, Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

0985 103 666

0906 020 090


VP PHÚ QUỐC

KP9 Trần Phú, Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP TRÀ VINH

A4-29 Hoa Đào, KĐT Mới Trà Vinh, P4, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 

0985 103 666

0906 020 090


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng