Các phương pháp xác định giá trị uy tín của một doanh nghiệp
(TDVC Xác định uy tín doanh nghiệp) – Giá trị tài sản của một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi gồm có hai phần:
- Tài sản thông thường có thể nhìn thấy được bao gồm: Nhà đất, tài sản lắp đặt cố định, tiện nghi, trang bị và cổ phần…
- Tài sản không nhìn thấy được bao gồm: tổ chức, danh tiếng, địa điểm, các quan hệ, bí quyết, các giấy cho phép…
Như vậy, giá trị tài sản của một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi có thể trình bày thành phương trình sau:
V= A + G
Trong đó:
V: Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
A: Giá trị của các tài sản thực có thể nhìn thấy được
Trong khi tiến hành xác định giá trị của một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, ta có thể tách ra làm hai phần là xác định giá trị của các tài sản cụ thể, và xác định giá trị của uy tín.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM |
|
Các phương pháp xác định giá trị uy tín của một doanh nghiệp
1. Định nghĩa và đặc tính của uy tín
Định nghĩa “uy tín” trong từ điển Oxford
Uy tín là đặc lợi do người bán một doanh nghiệp cấp cho người mua trong một thương vụ với sự công nhận là người kế nghiệp của mình: là sự sở hữu của một dạng thức có sẵn liên kết với các khách hàng, được coi như là một bộ phận riêng biệt trong giá trị có thể bán được của một doanh nghiệp.
Từ khái niệm này có thể rút ra ý nghĩa chung của uy tín là việc cung cấp ưu đãi của người bán một doanh nghiệp tới người mua doanh nghiệp đó, với sự công nhận tính kế thừa của người ấy và chuyển giao cho người ấy sở hữu “uy tín” đã tạo nên gắn liền với khách hàng, coi nó như là một bộ phận riêng biệt trong giá trị có thể bán được của một doanh nghiệp.
Những đặc tính chung của uy tín là:
- Uy tín là điều không thể nhìn thấy và khó xác định
- Uy tín bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, và thường nó dễ bị lẫn lộn với các thuận lợi có tính địa phương.
- Nó có tính độc lập với tài sản
- Uy tín chỉ có một giá trị thị trường khi nó có thể chuyển giao được
Uy tín có thể gắn với danh tiếng và phẩm chất cá nhân, với một dây chuyền sản xuất, với một doanh nghiệp hoặc tên một nhãn hiệu hàng hóa.
2. Giá trị của uy tín
Giá trị của uy tín là dựa trên quyền hoặc ưu thế gắn chặt với một doanh nghiệp mà nó cho phép người chủ sở hữu doanh nghiệp có được mức giá cao hơn giá trị tài sản thực của doanh nghiệp.
Công thức: V = A + G
Giá trị doanh nghiệp của một doanh nghiệp đang làm ăn có lãi (V) khi nó lớn hơn giá trị các tài sản thực của doanh nghiệp (A), điều đó chứng tỏ giá trị uy tín của doanh nghiệp là dương (G). Từ đó cho biết rằng doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, và khả năng sinh lãi đó có thể duy trì được ở trong tương lai. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn không có lãi, giá trị của uy tín có thể trở thành số âm. Khi đó, V trở nên nhỏ hơn A, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn không có lãi.
Trong thực tế trên thương trường, trong việc mua bán và chiếm hữu công ty, các công ty có tài sản lớn hơn nhưng quản lý kém thì không thể bán được tài sản với giá trị lớn hơn giá trị tài sản thực của doanh nghiệp.
3. Các phương pháp xác định giá trị uy tín
Uy tín là dựa trên khả năng sinh lãi hiện hành lớn nhất để đánh giá sinh lãi tương lai lớn nhất của kinh doanh. Trong việc định giá uy tín, các tài khoản đang hoạt động của kinh doanh là cần thiết. Có hai phương pháp xác định giá trị uy tín:
a, Phương pháp siêu lợi nhuận
Công thức tính cơ bản theo phương này là:
Tính tổng số thu nhập (-) tất cả chi phí
Trừ đi (-) tất cả các chi phí bao gồm: sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm, thuế tài sản và các tiền thuê thực phải trả (có nghĩa là tất cả các chi phí cho tài sản)
= Ước tính lợi nhuận thực có khả năng đạt được
Tổng số thu nhập (-) lãi trên vốn sử dụng thực trong kinh doanh
Tổng số thu nhập (-) lương và các phí của chủ doanh nghiệp
= Siêu lợi nhuận ước tính.
Nhân với (x) tỷ lệ vốn hóa thích hợp
= Giá uy tín
b, Phương pháp tổng tư bản hóa
Giá trị của uy tín có thể tìm được bằng cách vốn hóa lợi nhuận thực có thể đạt được trong tương lai trừ đi giá trị thực của các tài sản.
Công thức tính cơ bản là:
Ước tính thu nhập có thể đạt được trong tương lai
Trừ đi (-) tất cả các chi phí
Trừ đi (-) lương và các phí của chủ doanh nghiệp
= Ước tính lợi nhuận thực có thể đạt được trong tương lai
Nhân với (x) tỷ lệ vốn hóa thích hợp
= Giá trị vốn của doanh nghiệp
Trừ đi (-) giá trị các tài sản thực có thể nhìn thấy của doanh nghiệp
= Giá trị của uy tín
Trong phương pháp này, khác nhau chủ yếu là lợi nhuận thực được vốn hóa để tính tổng số giá trị vốn của doanh nghiệp trên cơ sở là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Không có khấu trừ lãi trên vốn sử dụng thực trong kinh doanh do chúng ta đang trừ đi giá trị của các tài sản thực có thể nhìn thấy được (tài sản hữu hình) để đạt đến giá trị của uy tín. Uy tín, trong trường hợp này, như được xác định trước dố là: G = V – A. Tuy nhiên, một tỷ lệ vốn hóa thị trường cần nhận được gí trị vốn hóa giá trị của kinh doanh.
Uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo lập sự tự tin của bản thân doanh nghiệp đó và xây dựng niềm tin với công chúng. Là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp thành công trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng uy tín doanh để đảm bảo thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh đặt ra.
|
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên